50th Commemoration — Digital Exhibition

Boston Resettlement & Community Building

Tái Định Cư & Xây Dựng Cộng Đồng Tại Boston

Credit: Dyllan Bui

Boston’s Vietnamese community began with small flows of arrivals in the late 1970s, concentrated in Fields Corner, Dorchester. By 1990, over 18,000 Vietnamese lived in the Greater Boston Area (U.S. Census, 1990). Boston’s Vietnamese community is a story of return, reinvention, and resilience. While many first arrived as refugees after 1975, most came through second migrations—relocating from U.S. states with fewer resources and no Vietnamese enclaves, or from countries like France and Canada. 

Cộng đồng người Việt tại Boston bắt đầu hình thành vào cuối thập niên 1970 với những đợt người tị nạn đầu tiên, tập trung chủ yếu tại khu Fields Corner, Dorchester. Theo thống kê dân số Hoa Kỳ năm 1990, đã có hơn 18,000 người Việt sinh sống tại khu vực Greater Boston. Câu chuyện của người Việt tại Boston là hành trình của sự trở về, tái tạo, và kiên cường. Dù nhiều người đến từ làn sóng tị nạn sau năm 1975, phần lớn cư dân Việt tại đây là kết quả của làn sóng di cư thứ hai—họ chuyển đến từ các tiểu bang ít tài nguyên hoặc không có cộng đồng Việt, hoặc từ các quốc gia như Pháp hay Canada.

 Installation | Không Gian Trưng Bày

“Building Home, One Brick at a Time” | “Không Gian Trưng Bày: “Xây Nhà, Từng Viên Gạch Một”

“What does it take to build home, brick by brick, in a new foreign place?”


Timeline of Key Vietnamese Institutions, Organizations and Businesses in Boston |
Dòng Thời Gian Các Tổ Chức, Cơ Sở và Cộng Đồng Người Việt Tại Boston:

1980s: St. Peter Parish

est. 1872

One of Dorchester’s historic parishes, St. Peter began hosting Vietnamese-language Masses in the mid-1980s, making it one of the first Catholic sanctuaries for Vietnamese refugees in Boston.

Đầu thập niên 1980: Thánh lễ tiếng Việt bắt đầu tại Giáo xứ St. Peter - Một trong những nhà thờ lâu đời của Dorchester, St. Peter bắt đầu tổ chức Thánh lễ bằng tiếng Việt vào giữa thập niên 1980—trở thành nơi trú ẩn tôn giáo đầu tiên cho người tị nạn Việt Nam tại Boston

St. Ambrose Parish

Mid-1980s

Located in Adams Village, St. Ambrose grew into a spiritual home for Vietnamese Catholics—especially after the closure of St. William’s in 2006. The parish now offers Vietnamese-language liturgies, youth programming, cultural and Vietnamese language classes and community events, playing a pivotal role in cultural preservation.

Giữa thập niên 1980: Cộng đồng tín hữu mở rộng tại Giáo xứ St. Ambrose
Nằm tại khu Adams Village, St. Ambrose trở thành mái nhà tinh thần cho người Công giáo Việt, đặc biệt sau khi St. William’s đóng cửa năm 2006. Nhà thờ tổ chức Thánh lễ tiếng Việt, các chương trình thiếu nhi, lớp tiếng Việt và sự kiện cộng đồng—góp phần lớn trong việc bảo tồn văn hóa.

Vietnamese American Civic Association (VACA)

1984

Founded by Mr. An Ngo, VACA became Boston’s first Vietnamese community center, offering ESL classes, immigration support, housing assistance, and civic engagement programs. It served as a lifeline for newly arrived refugees adjusting to American systems.

1984: Thành lập Hội Người Việt Tự Do Boston (VACA)
Do ông Ngô An sáng lập, VACA là trung tâm cộng đồng Việt đầu tiên tại Boston—cung cấp lớp ESL, hỗ trợ nhập cư, tìm nhà ở và khuyến khích tham gia xã hội.

Chùa Việt Nam (Vietnamese Buddhist Temple) in Roslindale

1986

This became the first Vietnamese Buddhist temple in the Greater Boston area offering religious services, language classes, and meditation instruction for Vietnamese of all generations.

1986: Chùa Việt Nam tại Roslindale
Đây là ngôi chùa Phật giáo Việt Nam đầu tiên tại khu vực Greater Boston, cung cấp các buổi lễ tôn giáo, lớp học tiếng Việt, và hướng dẫn thiền định cho người Việt thuộc mọi thế hệ.

Đông Phương Market

Late 1980s

Among the earliest Vietnamese markets along Dorchester Avenue, Đông Phương provided culturally specific groceries and household goods essential for maintaining Vietnamese culinary traditions and daily life.

Cuối thập niên 1980: Chợ Đông Phương ra đời
Một trong những chợ Việt đầu tiên trên đường Dorchester Avenue, cung cấp thực phẩm, nguyên liệu và đồ gia dụng truyền thống.

Chùa Lục Hòa

1994

A Vietnamese Buddhist center offering weekly services, meditation, and cultural classes. Founded in 1994 by Bảo Trương and Thích Giác Đức, the temple blends Buddhist traditions and serves as a spiritual and community hub for local families.

1994: Thành lập Chùa Lục Hòa tại Dorchester
Do Bảo Trương và Thích Giác Đức sáng lập, Chùa Lục Hòa tổ chức tụng kinh hàng tuần, thiền và lớp văn hóa, trở thành nơi sinh hoạt tâm linh và cộng đồng.

Vietnamese American Initiative for Development (VietAID)

1994

Founded by local residents and leaders, VietAID is the first Vietnamese American community development corporation in the U.S. It has since developed affordable housing, childcare centers, and youth programs while supporting small businesses in Fields Corner.

1994: Thành lập VietAID (Vietnamese American Initiative for Development)
Tổ chức phát triển cộng đồng người Việt đầu tiên tại Hoa Kỳ, VietAID xây dựng nhà ở giá rẻ, trung tâm chăm sóc trẻ, chương trình thanh thiếu niên và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ tại Fields Corner.

Trường Thịnh Market

1999

Trường Thịnh Market on Dorchester Avenue, is a longtime staple of Boston’s Vietnamese community. Known for its wide selection of Asian groceries, fresh produce, and specialty items, the market has served generations of families and remains a vibrant hub for cultural connection and daily life in the neighborhood.

1999: Chợ Trường Thịnh trên Dorchester Avenue
Một trong những chợ lâu đời của cộng đồng Việt tại Boston, nổi tiếng với hàng hóa Á châu, rau củ tươi và nguyên liệu truyền thống—nơi kết nối văn hóa và sinh hoạt hằng ngày.

Bánh Mì Ba Lẹ

2000

A staple of Dorchester, Ba Lẹ has been family-run since 2000 and continues to serve bánh mì, desserts, and Vietnamese comfort foods. It reflects the centrality of food in diasporic memory and resilience.

2000: Tiệm Bánh Mì Ba Lẹ
Tiệm gia đình này từ năm 2000 đến nay vẫn phục vụ bánh mì, món tráng miệng và đồ ăn Việt truyền thống—phản ánh vai trò của ẩm thực trong ký ức và sự sống còn của người lưu vong.

Phở Hòa Restaurant

2006

Opened by Vietnamese refugees and still operating in Boston’s Little Saigon district, Phở Hòa is more than a restaurant—it’s a social hub for multigenerational community gatherings.

2006: Nhà hàng Phở Hòa
Do người tị nạn Việt mở tại khu Little Saigon Boston, Phở Hòa là nơi sum họp của nhiều thế hệ, hơn cả một quán ăn—là không gian văn hóa, hội ngộ và sẻ chia.

Boston Little Saigon Cultural District (Officially Designated)

2019

After years of grassroots advocacy, the City of Boston formally recognized Fields Corner as a cultural district celebrating Vietnamese history, arts, language, and entrepreneurship—the first of its kind on the East Coast.

2019: Khu Boston Little Saigon chính thức được công nhận là Khu Văn Hóa. Sau nhiều năm vận động từ cộng đồng, Thành phố Boston công nhận Fields Corner là khu văn hóa người Việt đầu tiên trên bờ Đông, tôn vinh lịch sử, nghệ thuật, ngôn ngữ và doanh nghiệp Việt.

The mural of Boston is unfinished and is waiting for visitors to complete it. Each “brick” added becomes an act of community building, reminding us that community is not inherited; it is constructed together. On the table are paper “bricks,” each carrying a memory or milestone:

  • “First Vietnamese-language Mass at St. Peter Parish.”

  • “My father worked 16-hour shifts at a Dorchester sewing shop.”

  • “My mom opened a nail salon near Ashmont in 1995.”

Bức tranh tường về Boston chưa hoàn thành và đang chờ khách tham quan góp phần tô vẽ. Mỗi viên gạch giấy đặt trên bàn là một ký ức hay cột mốc:

  • “Thánh lễ tiếng Việt đầu tiên tại St. Peter.”

  • “Ba tôi làm việc 16 tiếng mỗi ngày ở một xưởng may tại Dorchester.”

  • “Má tôi mở tiệm nail gần Ashmont năm 1995.”


Some bricks are blank for you to write your own. Whether you identify as Vietnamese or not, you are invited to leave a message about home, migration, or community. Together, these stories form a collective monument, a testament to diasporic endurance.

Một số viên gạch còn để trống, mời bạn viết lên câu chuyện của mình. Dù bạn là người Việt hay không, bạn được mời để lại lời nhắn về quê hương, di cư hoặc cộng đồng. Những câu chuyện này khi kết nối lại sẽ tạo thành một tượng đài tập thể—một minh chứng cho sự kiên cường của người Việt tha hương.

In a city that was once foreign and unfamiliar, Vietnamese Bostonians created a landscape filled with cultural vibrancy, ritual, and care. These acts of home-making are not just survival strategies, they are declarations of belonging. This is what it means to live in a diaspora: to carry your country on your back, and to lay it down gently, brick-by-brick.

Tại một thành phố từng xa lạ, người Việt ở Boston đã kiến tạo nên một không gian đầy văn hóa, nghi lễ và tình người. Việc xây dựng mái ấm không chỉ là chiến lược sinh tồn, mà còn là tuyên bố về quyền được thuộc về. Đó chính là ý nghĩa của sống trong lưu vong: mang theo quê hương trên lưng, rồi đặt xuống từng viên gạch một—với cả tình thương và hy vọng.

    • Vietnamese American Civic Association (VACA), est. 1984

    • Vietnamese American Initiative for Development (VietAID), est. 1994

    • U.S. Census Bureau (1990)

    • Daniel, Seth(2022). Vietnamese Sparking Boomtime Parish Life at St. Ambrose. DotNews.

    • Vietnamese American Catholics in Boston, CruxNow (2021)

    • Boston Planning & Development Agency (2019).