50th Commemoration — Digital Exhibition

Mapping the Vietnamese Diaspora

Bản Đồ Người Việt Lưu Vong

The post-1975 Vietnamese diaspora is one of the most globally dispersed in modern history. The U.S. became the largest host, accepting over 900,000 Vietnamese refugees between 1975 and 1995. Other key destinations included:

  • France: Over 125,000 (due to colonial ties).

  • Canada: Over 100,000.

  • Australia: Over 90,000.

Làn sóng người Việt tị nạn sau năm 1975 là một trong những cuộc di dân rộng khắp nhất trong lịch sử hiện đại. Hoa Kỳ trở thành quốc gia tiếp nhận lớn nhất, với hơn 900,000 người tị nạn Việt Nam đến định cư từ năm 1975 đến 1995. Những điểm đến chính khác bao gồm:

  • Pháp: Hơn 125,000 người (do mối quan hệ thuộc địa)

  • Canada: Hơn 100,000 người

  • Úc: Hơn 90,000 người

Installation | Không Gian Trưng Bày

The mapping activity highlights both the scale and intimacy of diaspora: each journey traced is a personal act of courage amidst bureaucratic and geopolitical forces. The world maps in this installation are a living archive of movement. Each ribbon threaded by visitors is both a tribute and a data point highlighting the plurality of the diasporic experience.

Hoạt động bản đồ này làm nổi bật cả quy mô rộng lớn lẫn chiều sâu riêng tư của cuộc lưu vong: mỗi hành trình được vẽ là một hành động can đảm cá nhân trong bối cảnh của bộ máy hành chính và các biến động chính trị toàn cầu. Những tấm bản đồ thế giới trong không gian này chính là kho lưu trữ sống động về sự dịch chuyển. Mỗi sợi ruy băng mà khách tham quan luồn qua bản đồ vừa là một lời tưởng niệm, vừa là một dữ liệu thể hiện tính đa dạng của trải nghiệm lưu vong.

Credit: Dorothy Bui, Angelina Nguyen, Linh Phuong-Vu, Son Ca Lam, John Vo, AsAmSt294 Class Spring ‘25

The refugee journey cards here are real composites of refugee journeys—based on archival data, oral histories, and government records. This process turns the visitor into a cartographer of memory—mapping global displacement, loss, and resilience. 

Những thẻ hành trình người tị nạn ở đây được xây dựng từ những câu chuyện có thật—dựa trên tư liệu lưu trữ, các phỏng vấn lịch sử truyền miệng, và hồ sơ chính phủ. Quá trình này biến người tham quan thành những “nhà vẽ bản đồ ký ức”—vẽ nên bức tranh toàn cầu về sự di dời, mất mát, và sức sống bền bỉ.

To the left, a photo wall displays photos from life in Vietnam and in refugee camps. These floating images symbolize how memory works: always present, just beneath the surface, waiting to be recalled. While physical belongings were often left behind, these memories traveled with refugees and remain part of their story.

Bên tay trái là một bức tường ảnh với hình ảnh cuộc sống tại Việt Nam và trong các trại tị nạn. Những bức ảnh treo lơ lửng này tượng trưng cho cách mà ký ức vận hành: luôn hiện diện, nằm dưới bề mặt, chờ được gợi lại. Dù nhiều vật dụng vật chất bị bỏ lại, những ký ức này đã cùng người tị nạn vượt biển, vượt trại, và trở thành một phần không thể tách rời trong câu chuyện của họ.

A projected refugee camp map contextualizes the waiting spaces between departure and resettlement. Through a rotating slideshow, visitors view camp photos alongside names and locations revealing how these in-between places became both sanctuaries and symbols of limbo, what some have called the “midway to nowhere.”

Một bản đồ trại tị nạn được trình chiếu nhằm giúp khách tham quan hiểu rõ hơn về những khoảng thời gian chờ đợi giữa lúc rời quê hương và khi được định cư. Thông qua trình chiếu luân phiên, người xem sẽ thấy hình ảnh các trại kèm theo tên và vị trí, cho thấy những nơi “chờ đợi” này vừa là chốn nương náu, vừa là biểu tượng của sự lưng chừng, điểm giữa của “hành trình không biết sẽ về đâu.”

This room captures the scale and intimacy of the diaspora. Each pinned ribbon is a personal act of courage within vast systems of war, policy, and survival. Each memory—floating or mapped—is a reminder that Vietnamese displacement was not a singular moment, but an ongoing story of movement, adaptation, and endurance.

Không gian này ghi lại cả chiều rộng và chiều sâu của hành trình lưu vong. Mỗi sợi ruy băng được cắm lên là một hành động can đảm âm thầm trong guồng quay của chiến tranh, chính sách, và nỗ lực sinh tồn. Mỗi ký ức—dù đang treo lơ lửng hay đã được định vị trên bản đồ—nhắc nhở chúng ta rằng sự ra đi của người Việt không chỉ là một khoảnh khắc lịch sử, mà là một câu chuyện dài của sự di chuyển, thích nghi, và kiên cường.

    • UNHCR (2000). The State of the World’s Refugees.

    • Robinson, W. (1998). Terms of Refuge: The Indochinese Exodus and the International Response. Zed Books.