50th Commemoration — Digital Exhibition
Current: Amerasian Homecoming Act - The Children Left Behind
Đạo luật Amerasian Homecoming – Những đứa trẻ bị bỏ lại phía sau
Photos of the live installation will be available after the event concludes.
Hình ảnh của buổi triển lãm sẽ được chia sẻ sau khi sự kiện kết thúc.
During the height of the U.S. military presence in Vietnam (between 1965 and 1973), an estimated 25,000–30,000 children were born to Vietnamese mothers and American fathers—most of whom were military personnel. These children, often visibly mixed-race, were labeled “children of the enemy” (con lai Mỹ). Many were denied access to education, housing, and employment. They were bullied, ostracized, and, in many cases, abandoned by both family and society. Amerasian children were treated as lingering remnants of U.S. imperialism—a haunting reminder of a war everyone wanted to forget.
Trong thời kỳ cao điểm của sự hiện diện quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam (từ năm 1965 đến 1973), ước tính có khoảng 25,000–30,000 trẻ em được sinh ra từ các bà mẹ Việt Nam và những người cha là lính Mỹ. Những đứa trẻ lai này, thường mang diện mạo khác biệt, bị gán cho cái tên “con lai Mỹ,” con của kẻ thù. Nhiều em bị từ chối quyền được học hành, có nơi ở, hay việc làm. Các em thường xuyên bị bắt nạt, xa lánh, và trong nhiều trường hợp bị chính gia đình và xã hội bỏ rơi. Con lai Mỹ bị xem như dấu vết còn sót lại của chủ nghĩa đế quốc Hoa Kỳ, một ký ức mà ai cũng muốn quên đi.
In 1987, the Amerasian Homecoming Act granted preferential immigration status to Amerasians along with their immediate relatives. This act, although groundbreaking, was also deeply flawed: it enabled exploitation (fraudulent family claims were widespread) and failed to provide adequate support services. Between 1989 and 1994, over 23,000 Amerasians and approximately 60,000 of their family members resettled in the U.S. Struggling with language barriers, cultural alienation, and the trauma of abandonment, many Amerasians faced a “second exile” upon arrival.
Năm 1987, Amerasian Homecoming Act được ban hành, cho phép con lai Mỹ cùng người thân trực hệ được ưu tiên định cư tại Hoa Kỳ. Mặc dù đạo luật này có tính đột phá, nhưng cũng tồn tại nhiều bất cập: nhiều trường hợp lợi dụng lỗ hổng luật pháp để khai gian quan hệ thân nhân, và chương trình không cung cấp đủ dịch vụ hỗ trợ thiết yếu. Trong giai đoạn từ 1989 đến 1994, có hơn 23,000 trẻ lai Mỹ và khoảng 60,000 thân nhân của họ đã định cư tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, khi đến nơi, nhiều người lại phải đối mặt với cuộc “lưu vong lần thứ hai,” vì rào cản ngôn ngữ, sự xa lạ về văn hóa, và những vết thương tâm lý do bị bỏ rơi.
Installation | Không Gian Trưng Bày
Integrating images and excerpts from Ngọc I Was, Pearl I Am—a powerful photo-text series by journalist-artist Hiển Đức Trần, the semi-reflective mirrors in this installation is a metaphor for the liminal identity Amerasians continue to inhabit. When visitors approach, they see both their own reflection and the faces of Amerasian individuals layered behind the glass.
Không gian trưng bày này sử dụng hình ảnh và trích đoạn từ dự án ảnh-văn Ngọc I Was, Pearl I Am của nhà báo–nhiếp ảnh gia Hiển Đức Trần. Những tấm gương bán phản chiếu trong phòng trở thành biểu tượng cho bản sắc lưng chừng, mơ hồ mà nhiều người con lai Mỹ vẫn đang mang theo. Khi khách tham quan tiến lại gần, họ sẽ thấy vừa là khuôn mặt mình, vừa là khuôn mặt của những người con lai hiện lên phía sau lớp kính.
The mirror reflects the visitor’s face, asking: “What do you see? What parts of you are shaped by things not fully visible?”
Chiếc gương phản chiếu khuôn mặt người xem và đặt ra câu hỏi: Quý vị và các bạn đang thấy gì? Có phần nào trong quý vị và các bạn được hình thành từ những điều không thể nhìn thấy rõ không ?”
The layered transparency invites visitors to confront how systems of war and racism shape the way we see others and ourselves.
Sự trong suốt nhiều lớp này mời gọi người xem đối diện với cách mà chiến tranh và phân biệt chủng tộc đã định hình cách chúng ta nhìn người khác—và chính mình—như thế nào.
Amerasian stories form a vital strand in the fabric of Vietnamese diasporic identity. Amerasian identities challenge the boundaries of race, nation, and inheritance. They embody the legacies of empire, the unfinished wounds of war, and the ongoing struggle to define home.
Những câu chuyện của người con lai là một phần không thể tách rời trong tấm vải dệt nên bản sắc của cộng đồng Việt lưu vong. Bản sắc con lai Mỹ thách thức các ranh giới về chủng tộc, quốc gia, và di sản. Họ là hiện thân của di sản đế quốc, của những vết thương chiến tranh chưa lành, và của cuộc tìm kiếm không ngừng để xác định đâu là chốn quê hương.
As visitors walk away from the mirror, the installation leaves them with the echoing calls of: “Ba ơi, ba đâu rồi?” (Dad, where are you?)—a haunting question that continues to reverberate across oceans, generations, and national borders.
Khi bước ra khỏi không gian ấy, khách thăm quan sẽ còn nghe văng vẳng tiếng gọi: “Ba ơi, ba đâu rồi?”—một câu hỏi ám ảnh vẫn tiếp tục vang vọng qua đại dương, qua nhiều thế hệ, và xuyên qua những ranh giới quốc gia.
-
U.S. GAO (1994). Vietnamese Amerasian Resettlement: Progress and Problems. U.S. General Accounting Office.
Hien Duc Tran (1990). Ngọc I Was, Pearl I Am. Boston Public Library at Copley
Valverde, K. L. C. (2012). Transnationalizing Viet Nam: Community, Culture, and Politics in the Diaspora. Temple University Press.
Espiritu, Y. L. (2014). Body Counts: The Vietnam War and Militarized Refuge(es). University of California Press.