50th Commemoration — Digital Exhibition
First Wave (1975): The Last Radio Broadcast from Saigon
Credit: Kelly Tran
In the final weeks before the fall of Saigon, the U.S. launched Operation Babylift, evacuating over 3,300 Vietnamese children—many of them Amerasians, born to Vietnamese mothers and American soldiers. Some were orphans. Many were not. In the chaos of war, families made impossible choices, placing their children in orphanages for safety, surrendering them in hopes of a better future abroad. Most never reunited.
Trong những tuần cuối cùng trước khi Sài Gòn thất thủ, Hoa Kỳ khởi động Chiến dịch Babylift, sơ tán hơn 3,300 trẻ em Việt Nam—nhiều em là con lai giữa mẹ Việt và lính Mỹ. Một số em là trẻ mồ côi, nhưng phần lớn không phải. Trong cơn hỗn loạn của chiến tranh, nhiều gia đình đã phải đưa ra những lựa chọn không tưởng: giao con vào cô nhi viện để được an toàn, hy vọng con mình sẽ có tương lai tốt hơn ở nước ngoài. Phần lớn các gia đình ấy không bao giờ được đoàn tụ trở lại.
As tanks approached Saigon, the sound of helicopters filled the sky. Operation Frequent Wind airlifted over 7,000 Americans and at-risk Vietnamese from rooftops, including the haunting image of evacuation from the U.S. Embassy. On April 30, 1975, the Republic of Vietnam fell. President Dương Văn Minh surrendered, calling for peace, and with that, South Vietnam formally ceased to exist.
Khi xe tăng tiến vào Sài Gòn, tiếng trực thăng dồn dập vang khắp bầu trời. Chiến dịch Frequent Wind đã đưa hơn 7,000 người Mỹ và người Việt có nguy cơ bị đàn áp bằng trực thăng từ các nóc nhà — trong đó có hình ảnh ám ảnh về cuộc di tản tại Tòa Đại sứ Hoa Kỳ. Vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, nước Việt Nam Cộng Hòa chính thức sụp đổ. Tổng thống Dương Văn Minh kêu gọi hòa bình và tuyên bố đầu hàng. Kể từ thời điểm đó, miền Nam Việt Nam không còn tồn tại như một quốc gia.
Over 125,000 South Vietnamese were evacuated in the days that followed. But millions remained behind. Among them were high-ranking officers who saw no future under the new regime. Colonel Đại tá Hồ Ngọc Cẩn, and Five ARVN generals, Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai, and Phạm Văn Phú, chose death over surrender. Their final act was one of loyalty, grief, and refusal to be erased.
Hơn 125,000 người Việt Nam đã được sơ tán trong những ngày kế tiếp. Nhưng hàng triệu người khác ở lại. Trong số đó có nhiều sĩ quan cao cấp, những người không thấy tương lai dưới chính quyền mới. Đại tá Hồ Ngọc Cẩn và năm vị tướng Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai và Phạm Văn Phú, đã chọn cái chết thay vì đầu hàng. Hành động cuối cùng của họ là một biểu hiện của lòng trung thành, nỗi đau buồn, và sự khước từ bị xóa bỏ khỏi lịch sử.
Installation | Không Gian Trưng Bày
An altar honors the six men. Their choice marked the end of a nation. For many, it was not just the fall of Saigon, but the loss of identity, home, and history.
Một bàn thờ tưởng niệm Đại tá Hồ Ngọc Cẩn và năm vị tướng. Quyết định của họ đánh dấu sự kết thúc của một quốc gia. Đối với nhiều người, đó không chỉ là sự sụp đổ của Sài Gòn, mà còn là sự mất mát của bản sắc, quê hương và lịch sử.
Beside the altar, a radio plays the last broadcasts from April 30th, 1975. The radio evokes what many heard in those final hours. Confusion. Hope. Then nothing.
Bên cạnh bàn thờ là một chiếc radio phát lại những bản tin cuối cùng từ ngày 30 tháng 4 năm 1975. Chiếc radio này gợi lại những gì mà người dân nghe được trong những giờ phút cuối cùng: sự hỗn loạn, hy vọng, rồi im lặng.
The altar and radio stand as witnesses to that silence—its weight, its grief, its afterlife in the Vietnamese diaspora. Here, we remember not only what was lost, but what still lives on in memory and mourning.
Chiếc bàn thờ và chiếc radio đứng đó như những nhân chứng cho sự im lặng ấy—sự nặng nề, đau thương và dư âm kéo dài trong cộng đồng người Việt tị nạn khắp nơi trên thế giới. Ở đây, chúng ta không chỉ tưởng nhớ những gì đã mất, mà còn nhắc đến những ký ức vẫn còn sống, vẫn đang được giữ gìn trong lòng của bao thế hệ.

Retrieved from CBS News article,"Fall of Saigon 40th anniversary".

Retrieved from CBS News article,"Fall of Saigon 40th anniversary", AFP/AFP/Getty Images.

Retrieved from CBS News article,"Fall of Saigon 40th anniversary", AP Photo.

Retrieved from Daily News article, "PHOTOS: 49 years after the Fall of Saigon: Look back at iconic photos of the Vietnam War".

Retrieved from CBS News article,"Fall of Saigon 40th anniversary", AP Photo.

By Nick Ut/AP Photo.

Retrieved from CBS News article,"Fall of Saigon 40th anniversary", AP Photo..

Retrieved from CBS News article,"Fall of Saigon 40th anniversary", Photo By Nick Ut/AP Photo.

Retrieved from CBS News article,"Fall of Saigon 40th anniversary", AP Photo.

Retrieved from CBS News article,"Fall of Saigon 40th anniversary", AFP/Getty Images.

Photo by Hubert Van Es, April 29, 1975.

Retrieved from CBS News article,"Fall of Saigon 40th anniversary", AFP/Getty Images.

Phuoc, AP Photo

Retrieved from CBS News article,"Fall of Saigon 40th anniversary", AFP/Getty Images

Retrieved from "The Fall of Saigon", by Charlotte Roscoe
Project visuals and hanging photographs from the final days echoes the atmosphere of April 1975—a sensory immersion into a nation’s collapse and its people's will to survive.
Hình ảnh trình chiếu và những bức ảnh treo từ những ngày cuối cùng gợi lại bầu không khí của tháng 4 năm 1975—một trải nghiệm cảm giác về sự sụp đổ của một quốc gia và ý chí sinh tồn của một dân tộc.
The Five Generals & Colonel Ho Ngoc Can
Năm Tướng Quân & Đại tá Hồ Ngọc Cẩn
“In the final days of the Vietnam War, with the fall of the South being all but eminent, many members of the Republic of Vietnam, both citizens and public officials, made the decision to die with their country, rather than to witness or acknowledge the entrance of a Communist regime. From politicians, to military leaders and soldiers, and even ordinary citizens, all were more content with death than to pledge their allegiances to the red flag of Communism.”
"Vào những ngày cuối cùng của cuộc Chiến tranh Việt Nam, khi sự sụp đổ của miền Nam đã cận kề, nhiều người thuộc chính quyền Việt Nam Cộng Hòa—từ thường dân đến viên chức—đã chọn hy sinh cùng đất nước thay vì chứng kiến hay công nhận sự tiếp quản của chế độ Cộng sản. Từ chính trị gia, sĩ quan quân đội, đến người dân bình thường, tất cả đều chọn cái chết thay vì tuyên thệ trung thành với lá cờ đỏ của Cộng sản."
-
Ho Ngoc Can was admitted to the RVN Junior Military Academy when he was 14 years old. After graduation, he served 4 years as an instructor sergeant in the same academy. In 1961, he attended the Officer Candidates Course at the Dong De NCO Academy and was the distinguished graduate of the course in 1962.
Ông Hồ Ngọc Cẩn được nhận vào Học viện Quân sự Thiếu sinh Quân đội Việt Nam Cộng Hòa khi ông 14 tuổi. Sau khi tốt nghiệp, ông dạy 4 năm ở học viện đó trong vai trung sĩ huấn luyện. Vào năm 1961, ông theo học khóa Đào tạo Sĩ quan Dự bị tại trường Hạ sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng Hòa tại Đồng Đế và tốt nghiệp loại xuất sắc khóa học năm 1962.
After, Can served in the Ranger Corps as a platoon leader. He was promoted to captain in 1965, to major in 1968, to lieutenant colonel in 1971, and to full colonel in 1974. He was commanding the 1/33 Battalion (21st Infantry Division), the 15th Regiment (9th Inf. Div.). In 1974, Can was appointed the province chief of Chuong Thien Province, Vietnam's deep south area.
Sau đó, ông được điều về Biệt Động Quân và giữ chức Trung đội trưởng. Ông lần lượt được thăng cấp: Đại úy năm 1965, Thiếu tá năm 1968, Trung tá năm 1971, và Đại tá năm 1974. Ông từng chỉ huy Tiểu đoàn 1/33 (thuộc Sư đoàn 21 Bộ binh), rồi Trung đoàn 15 (thuộc Sư đoàn 9 Bộ binh). Năm 1974, Đại tá Cẩn được bổ nhiệm làm Tỉnh trưởng tỉnh Chương Thiện, vùng cực Nam Việt Nam.
On April 30, 1975, he refused to surrender to the enemy soldiers. Along with his troops, Can continued fighting with all his might, holding the provincial headquarters until 11:00 PM on May 1, when his forces finally ran out of ammunition. In the last minutes, he ordered the soldiers to leave the headquarters for safety while he covered them with a machine gun.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông kiên quyết không đầu hàng quân địch. Cùng đơn vị, ông tiếp tục chiến đấu bảo vệ tỉnh đường cho đến 11 giờ đêm ngày 1 tháng 5, khi đơn vị hết sạch đạn dược. Trong giờ phút cuối, ông ra lệnh cho binh sĩ rút lui để bảo toàn lực lượng, còn ông ở lại yểm trợ bằng súng máy.
He fell into the hands of the Communist force after he was unable to kill himself. He told the enemy that he wouldn't surrender, and asked them to let him salute the RVN colors with his uniform on before the execution. Can was then publicly executed by the Communist firing squad.
Khi không thể tự sát, ông bị quân Cộng sản bắt sống. Ông nói với họ rằng sẽ không đầu hàng và yêu cầu được chào quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa trong quân phục trước khi bị hành quyết. Sau đó, ông bị xử bắn công khai bởi đội hành quyết của Cộng sản
-
Brigadier General, deputy commander of the Military Region 4 at Can Tho. Hung was born in Gia Dinh province near Saigon. Until his death, Hung had successively been assistant commander, Military Region 3; commander, 21st Infantry Division; and deputy commander, Military Region 4. In March 1972, he was promoted to Brigadier General at the 5th Division Command center at Lai Khe base in Binh Duong.
Chuẩn tướng, Phó Tư lệnh Quân khu 4, đóng tại Cần Thơ. Ông sinh tại tỉnh Gia Định, gần Sài Gòn. Trước khi hy sinh, ông từng giữ các chức vụ: Phó Tư lệnh Quân khu 3, Tư lệnh Sư đoàn 21 Bộ binh, và sau cùng là Phó Tư lệnh Quân khu 4. Tháng 3 năm 1972, ông được thăng cấp Chuẩn tướng tại Bộ Tư lệnh Sư đoàn 5 ở căn cứ Lai Khê, tỉnh Bình Dương.
Hung killed himself with a .45 pistol on 8:45 PM, 30 April 1975.
Lúc 8 giờ 45 tối ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông tuẫn tiết bằng súng lục .45.
-
Brigadier General, commander, 5th Infantry Division at Lai Khe. General Vy was born in Son Tay province, North Vietnam. He graduated from the officers candidate course in the Regional Military School, Military Region 2 at Phu Bai near Hue, Class 1951.
Chuẩn tướng, Tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ binh tại Lai Khê. Ông sinh tại tỉnh Sơn Tây, miền Bắc Việt Nam. Ông tốt nghiệp Khóa 1951 tại Trường Võ bị Địa phương Quân khu 2, đóng tại Phủ Bài, gần Huế.
After receiving the order to surrender, General Vy committed suicide with a Beretta 6.35 pistol at 11:00 AM, 30 April 1975, at the division headquarters in Lai Khe.
Sau khi nhận lệnh đầu hàng, ông tuẫn tiết bằng súng lục Beretta 6.35 vào lúc 11 giờ sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại Bộ Tư lệnh Sư đoàn ở Lai Khê.
-
Major General, commander of Military Region 4. General Nam was born in Quang Nam province. He was drafted and graduated from the Thu Duc Reserve Officers School, Class 3, in 1953
Thiếu tướng, Tư lệnh Quân khu 4. Ông sinh tại tỉnh Quảng Nam. Ông nhập ngũ và tốt nghiệp Khóa 3 Trường Sĩ quan Dự bị Thủ Đức năm 1953.
At 11:30 PM, 30 April 1975, General Nam killed himself after saying farewell to his staff and talking by telephone with General Le Van Hung, who had ended his life earlier.
Lúc 11 giờ 30 đêm ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông tuẫn tiết sau khi từ biệt ban tham mưu và trò chuyện điện thoại với Chuẩn tướng Lê Văn Hưng, người đã tuẫn tiết trước đó.
-
Brigadier General, commander, 7th Infantry Division at Dong Tam, near My Tho. General Hai was born in Phong Dinh province (Can Tho). He graduated from the Dalat Military Academy, Class 7, 1951.
Chuẩn tướng, Tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ binh tại căn cứ Đồng Tâm, gần Mỹ Tho. Ông sinh tại tỉnh Phong Dinh (nay thuộc Cần Thơ). Ông tốt nghiệp Khóa 7 Trường Võ bị Đà Lạt vào năm 1951.
At midnight, 30 April 1975, he committed suicide by overdosing on 20 Optalidon pills at the Division Headquarters, Dong Tam Army Base.
Vào nửa đêm ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông tuẫn tiết bằng cách uống 20 viên thuốc Optalidon tại Bộ Tư lệnh Sư đoàn ở căn cứ Đồng Tâm.
-
Commander, Military Region 2. General Phu was born in Ha Dong, North Vietnam. He graduated from the Dalat Military Academy, Class 8. In 1954, Phu was a company officer in the 5th Parachutist Battalion of the Army of the State of Vietnam, fighting beside the French in Dien Bien Phu.
Thiếu tướng, Tư lệnh Quân khu 2. Ông sinh tại Hà Đông, miền Bắc Việt Nam. Ông tốt nghiệp Khóa 8 Trường Võ bị Đà Lạt. Năm 1954, ông là sĩ quan đại đội thuộc Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù của Quân đội Quốc gia Việt Nam, chiến đấu bên cạnh quân đội Pháp tại mặt trận Điện Biên Phủ.
In the ARVN Army, Phu had been commander of the RVN Special Force, the 2nd Infantry Division, Quang Trung Training Center, before taking command of the Military Region 2 in Pleiku.
Trong Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, ông từng giữ chức Chỉ huy trưởng Lực lượng Đặc biệt, Tư lệnh Sư đoàn 2 Bộ binh, Giám đốc Trung tâm Huấn luyện Quang Trung, trước khi đảm nhiệm Tư lệnh Quân khu 2 tại Pleiku. Ông tuẫn tiết ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại Sài Gòn.
General Phu committed suicide on 30 April 1975 in Saigon.
Thiếu tướng Phú tuẫn tiết vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 ở Sài Gòn.
-
Jacobs, S. (2012). The Universe Unraveling: American Foreign Policy in Cold War Laos. Cornell University Press.
U.S. State Department. (2000). Refugees from Indochina: A Thirty-Year Retrospective.