50th Commemoration — Digital Exhibition

Second Wave (1978–Late 1980s): The Boat Refugees

Làn Sóng Thứ Hai (1978–Cuối Thập Niên 1980): Thuyền Nhân

Photos of the live installation will be available after the event concludes.

Hình ảnh của buổi triển lãm sẽ được chia sẻ sau khi sự kiện kết thúc.


Following the reunification of the country, Vietnam’s postwar government intensified its grip through re-education camps, collectivized agriculture mandates, and surveillance. Many former soldiers, civil servants, religious leaders, and intellectuals were imprisoned without trial in these camps, often for years. By 1978, thousands began fleeing by sea. The “boat people” (thuyền nhân)—many in homemade, overcrowded boats—risked death to escape. Between 1978–1989, over 800,000 people made the treacherous escape, often facing typhoons and pirate attacks (especially in the Gulf of Thailand) in rickety boats. The UNHCR estimates that 400,000 Vietnamese boat people died at sea, from drowning, piracy, or disease.

Sau khi đất nước thống nhất, chính quyền Việt Nam sau chiến tranh đã siết chặt kiểm soát bằng cách thành lập các trại cải tạo, áp dụng chính sách nông nghiệp tập thể và tăng cường theo dõi người dân. Nhiều cựu quân nhân, viên chức, chức sắc tôn giáo và trí thức bị đưa vào trại cải tạo mà không qua xét xử, có người bị giam nhiều năm. Đến năm 1978, hàng ngàn người bắt đầu vượt biển để chạy trốn. Những người được gọi là "thuyền nhân" – nhiều người đi bằng những chiếc thuyền tự đóng, chật chội – đã chấp nhận đối mặt với cái chết để tìm đường sống. Trong khoảng thời gian từ 1978 đến 1989, có hơn 800,000 người Việt Nam vượt biển. Họ phải đối mặt với bão lớn và cướp biển (đặc biệt là ở Vịnh Thái Lan) trên những con thuyền mong manh. Cao ủy Tị nạn Liên Hợp Quốc (UNHCR) ước tính có khoảng 400,000 người Việt Nam thiệt mạng trên biển do đắm tàu, cướp biển hoặc bệnh tật.

Those who survived ended up in refugee camps such as:

  • Pulau Bidong (Malaysia) – Peaked at 40,000.

  • Galang Island (Indonesia) – Hosted over 170,000.

  • Bataan (Philippines) – Served as a transition site offering training for resettlement.

  • Palawan (Philippines)- Approximately 40,000 transited through this site.

  • Hong Kong  – Hosted over 120,000.

  • Border camps in Thailand – Approximately 40, 000

Những người sống sót được đưa đến các trại tị nạn như:

  • Pulau Bidong (Malaysia) – có lúc lên tới 40,000 người

  • Đảo Galang (Indonesia) – tiếp nhận hơn cho việc tái định cư

  • Palawan (Philippines) – khoảng 40,000 người đi qua

  • Hồng Kông – tiếp nhận hơn 120,000 người

  • Các trại ở biên giới Thái Lan – khoảng 40,000 người


Installation | KHÔNG GIAN TRƯNG BÀY

This immersive experience reflects the decisions made in haste: choosing what to carry, who to leave behind, and whether to risk death for the chance at freedom. The straw bag (Giỏ đệm)  and 2-item choice in this section invite visitors to step into the moment of forced departure, to confront the impossible decisions refugees had to make. What do you carry when you don’t know where you’re going or if you’ll survive? 

Trải nghiệm trong căn phòng này giúp người xem hiểu được những quyết định vội vã mà người tị nạn buộc phải đưa ra: mang theo gì, bỏ lại ai, và có dám đánh đổi mạng sống để tìm tự do hay không. Giỏ đệm và phần chọn hai món đồ ở khu vực này mời gọi khách tham quan bước vào thời khắc chia ly bắt buộc, để cảm nhận sự khó khăn khi phải quyết định giữa sống và mất mát.

The boat in the room is deliberately unoccupied. It speaks to both presence and absence: for those who made it, and those who didn’t.

Chiếc thuyền đặt trong phòng được để trống một cách có chủ ý. Nó đại diện cho cả sự hiện diện và sự vắng mặt, cho những người đã đến được bến bờ và những người đã không bao giờ tới nơi.

    • Robinson, W. (1998). Terms of Refuge: The Indochinese Exodus and the International Response. Zed Books.

    • UNCR (2000). The State of the World's Refugees. Oxford University Press

    • Lipman, J. K. (2020). In camps: Vietnamese refugees, asylum seekers, and repatriates, University of California Press.