50th Commemoration — Digital Exhibition

Third Wave (Late 1980s - 1990s): The Orderly Departure Program

*Scholars have traditionally categorized Vietnamese refugee migration under three major “waves.” However, this aggregate classification does not adequately consider how various programs shape each group’s unique migration journey and resettlement experiences in the U.S. We propose thinking of each distinct group as a “current” in order to recognize the diverse experiences under each wave.

*Các học giả thường phân loại lịch sử di cư của người tị nạn Việt Nam thành ba “làn sóng” chính. Tuy nhiên, cách phân loại chung này không phản ánh đầy đủ những chương trình khác nhau đã định hình hành trình di cư và quá trình tái định cư riêng biệt của từng nhóm tại Hoa Kỳ. Chúng tôi đề xuất gọi mỗi nhóm là một “dòng người” để thể hiện rõ sự đa dạng trong trải nghiệm của từng nhóm trong mỗi làn sóng ấy.


Current: Humanitarian Operation- War Veterans

The new communist regime implemented harsh policies targeting former South Vietnamese officials, ethnic Chinese (Hoa people), religious minorities, intellectuals, and landowners. At least 300,000 to 500,000 people were sent to re-education camps (trại cải tạo) where starvation, physical abuse, and forced labor were common.

Chính quyền cộng sản mới đã thi hành những chính sách hà khắc nhằm vào cựu viên chức Việt Nam Cộng Hòa, người Hoa, các nhóm tôn giáo thiểu số, trí thức và địa chủ. Ít nhất từ 300,000 đến 500,000 người bị đưa vào các trại cải tạo, nơi mà đói khát, ngược đãi thể xác và lao động cưỡng bức là chuyện thường ngày.


The Humanitarian Operation (HO) Program (1989–1997) was created in response to international pressure on Vietnam to release re-education camp detainees. The U.S. agreed to accept former South Vietnamese military and government personnel who had been imprisoned for three or more years, together with immediate family members such as spouses and unmarried children. From 1989 to 1997, over 130,000 individuals were resettled under HO and related programs. These arrivals often included high-ranking ARVN officers, intellectuals, teachers, and civic leaders who had once served their nation. In the U.S., many took on low-wage, manual labor jobs becoming janitors, dishwashers, nail salon technicians, restaurant workers, tailors, and factory workers in order to survive. Exile brought both liberation and erasure. Their loyalty to the lost Republic of Vietnam and sacrifice during the war were rarely acknowledged in mainstream American narratives.

Chương trình Humanitarian Operation – HO (1989–1997) được lập ra dưới áp lực quốc tế buộc chính quyền Việt Nam phải trả tự do cho những người từng bị giam giữ trong trại cải tạo. Hoa Kỳ đồng ý tiếp nhận các cựu quân nhân và viên chức chính quyền Việt Nam Cộng Hòa từng bị giam từ ba năm trở lên, cùng với thân nhân gần gũi như vợ/chồng và con cái chưa lập gia đình. Từ năm 1989 đến 1997, hơn 130,000 người đã được định cư tại Hoa Kỳ thông qua chương trình HO và các chương trình liên quan. Nhiều người trong số này là sĩ quan cao cấp của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, trí thức, giáo viên và những nhà lãnh đạo cộng đồng từng phục vụ cho quốc gia. Tại Mỹ, họ thường phải làm các công việc tay chân như lau dọn, rửa chén, làm móng tay, phụ bếp, thợ may và lao động nhà máy để sinh tồn. Cuộc sống lưu vong vừa mang đến sự tự do, vừa để lại những vết thương lặng lẽ. Lòng trung thành của họ đối với Việt Nam Cộng Hòa và sự hy sinh trong chiến tranh hiếm khi được ghi nhận trong các câu chuyện chính thống tại Hoa Kỳ.

Installation | Không Gian Trưng Bày

This room is divided: one side honors military service in the Republic of Vietnam; the other reflects working-class resilience in exile. The uniforms of soldiers and the aprons of dishwashers are equally worn with dignity in this exhibit. The installation asks: What does it mean to maintain dignity in exile? This exhibit highlights military honor alongside working-class endurance, reminding visitors that survival often requires invisible forms of courage.

Căn phòng này được chia làm hai phần: một bên tưởng niệm sự phục vụ quân ngũ trong nước Việt Nam Cộng Hòa, bên kia thể hiện sức bền của tầng lớp lao động nơi đất khách. Bộ quân phục của người lính và chiếc tạp dề của người rửa chén đều được trưng bày với sự tôn trọng như nhau. Không gian này đặt ra một câu hỏi: Làm thế nào để giữ gìn phẩm giá khi phải sống lưu vong? Triển lãm này nhắc nhở người xem rằng để sống còn, đôi khi cần đến những dạng can đảm âm thầm và không ai thấy được.

    • U.S. GAO (1995). Vietnamese Resettlement Progress Report. U.S. General Accounting Office.

    • Zhou, M. & Bankston, C. (1998). Growing Up American. Russell Sage Foundation.